Ngày đăng: 05:06 PM 14/03/2019 - Lượt xem: 942
Ở Việt Nam, có nhiều loại bánh phồng nổi tiếng như bánh phồng mì, bánh phồng vẽ, bánh phồng nếp, bánh quẩy,… bên cạnh loại bánh phồng tôm mà được nhiều người biết đến.
Chiếc bánh phồng tôm là sự phối hợp nguyên liệu khéo léo của người dân ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ để cho ra hương vị độc đáo. Bánh được làm từ bột ngũ cốc kết hợp thêm một số gia vị và thành phần phụ gia khác theo tỉ lệ nhất định. Trước khi thưởng thức, chiếc bánh được chiên phồng lên trong chảo dầu nóng.
Chiếc bánh phồng tôm giòn rụm, kèm theo đó là vị béo của một ít dầu chiên còn sót lại, và nhất là vị bánh lúc nào cũng vừa ăn và thơm mùi bánh chiên rất hấp dẫn.
Một loại bánh ngon đến vậy nhưng hầu hết chúng ta không biết bánh phồng tôm xuất hiện từ khi nào. Đây được xem là một thông tin chưa được khai thác khi nói đến một loại đặc sản miền Tây rất nổi tiếng.
Thế nhưng, mức độ phổ biến của chiếc bánh phồng tôm ngày càng lan rộng không chỉ trong khu vực miền Tây và trong nước mà còn lan rộng ra nước ngoài qua con đường đặc sản Việt. Có lẽ vì thế, khi nhắc đến loại bánh này, ai cũng đều biết hương vị và hình dáng của chúng.
Theo một số thông tin được chia sẻ của người thợ lâu năm trong nghề làm bánh phồng tôm: loại bánh này ban đầu chỉ được làm và ăn trong gia đình, nhất là phục vụ cho dịp lễ Tết hay tiệc tùng diễn ra trong dòng tộc. Tuy nhiên, vì hương vị ngon và dùng cho việc ăn vặt, ăn tráng miệng khá phù hợp nên tiếng tăm của bánh phồng tôm được lan rộng.
Hết nhà này đến nhà khác, hết người này đến người khác, có nhu cầu mua để làm quà hay mua về để ăn nên số lượng của các đơn vị sản xuất làm bánh phồng tôm cũng gia tăng theo.
Thành phần làm bánh phồng tôm khá đơn giản, chỉ cần điều chỉnh liều lượng giữa các nguyên liệu vừa phải thế là được. Tuy nhiên để tạo ra được chất lượng bánh phồng tôm ngon là một điều không dễ dàng, đòi hỏi tay nghề người thợ làm bánh phải thật sự khéo léo.
Các giai đoạn từ việc: sơ chế tôm, xay tôm, đánh bột, hấp bánh, sấy - phơi bánh, cắt bánh và đem phơi bánh, tất cả đều phải làm theo một quy trình nhất định. Đặc biệt, việc cho thêm các loại gia vị như đường, muối, tiêu, hành,… thì cũng cần đưa vào bánh lần lượt theo công đoạn. Điều này giúp cho gia vị không bị mất mùi cũng như biến chất sau khi làm ra thành phẩm.
Ngoài ra, các khâu làm bánh đều thực hiện bằng phương pháp thủ công để cho ra chất lượng ngon nhất, chỉ có khâu đánh bột thì một số cơ sở hiện nay sử dụng hệ thống mô-tơ để xay tự động để nguyên liệu được hòa tốt hơn cũng như tiết kiệm được thời gian, công sức.
Có thể nói, chiếc bánh phồng tôm không biết xuất hiện từ khi nào nhưng lại trở thành một món ăn đặc sản miền Tây mà người Việt không thể không mua về làm quà hay để thưởng thức cùng với gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp.