Đố ai dám ăn 5 loại đặc sản này của vùng Tây Bắc

Ngày đăng: 05:06 PM 14/03/2019 - Lượt xem: 751

Mỗi khi có dịp nếm thử món ăn của vùng núi Tây Bắc, chúng ta hầu như đều ấn tượng khó quên với hương vị của nền ẩm thực tinh hoa nơi đây. Chẳng hạn, 5 loại đặc sản dưới đây của vùng Tây Bắc, đố ai dám ăn ngay được!

Da trâu (Năng min)

Người Thái ở Tây Bắc còn chế biến ra một món ăn cầu kỳ đến nổi bạn nghe xong, không dám ăn thử. Đó là sử dụng da thịt (thường gọi là Năng min). Người ta để nguyên lông trên da trâu rồi mang đi ủ bằng lá chuối kín. Nếu mùa hè thì ủ khoảng 2 ngày, còn mùa lạnh thì ủ lâu hơn cho đến khi nào nghe mùi thì thôi.

Da trâu

Lúc ngửi thấy mùi thoát ra từ phần da trâu ủ, phần lông trên da sẽ tự động rụng hết. Sau đó, người ta mang đi phơi nắng trước khi cắt thành lát để nấu canh bon hoặc nấu với hoa chuối cùng với ít bột gạo nếp trông giống như món soup ấy.

Ngoài ra còn đem da trâu ủ đi nướng rồi chấm muối tiêu hạt dổi – đặc sản Tây Bắc.

Bọ xít

Vào thời điểm đầu tháng 5, nhất là lúc nhãn, xoài và vải bắt đầu ra hoa, bọ xít sinh sôi và phát triển rất nhiều ở các tỉnh vùng núi phía Tây Bắc và đã trở thành đặc sản nơi đây.

Người dân ngâm bọ xít vào nước gạo trong nhiều giờ liền, và ngâm nhiều lần để khử hết mùi hôi của chúng. Tiếp đó, họ bỏ đầu, cánh và chân rồi đem đun với nước chua cho tới khi chín giòn.

Thoạt đầu nhìn ghê tởm nhưng nhiều người ăn món này đều cảm thấy ngửi được mùi thơm của lá chanh và khi nhai có vị giòn và bùi bùi của bọ xít.

Bọ nước

Bọ nước có tên gọi khác là ấu trùng chuồn chuồn. Để làm ra món đặc sản nổi tiếng này, người dân phải canh bắt bọ nước ở địa điểm sông suối quanh khu vực Điện Biên (Tây Bắc) vào tháng 3 – 4.

 

Bọ nước được làm sạch chân rồi băm nhỏ, nêm thêm gia vị đặc trưng ở Tây Bắc – hạt mắc khén, rau thơm, hành, húng tròn, húng chó, tía tô, xả và ớt. Để hỗn hợp ngấm gia vị khoảng 3 phút rồi bọc trong lá chuối, đem vùi vào than hồng khoảng 40 phút.

Có dịp nếm thử món bọ nước này sau khi vùi vào than hồng, bạn sẽ cảm nhận được hương thơm của hạt mắc khén cùng với vị thơm của các loại rau. Và đâu đó là vị bùi bùi, béo béo và một chút dai dai khi cho thử vào miệng.  

Sâu tre

Khi phát hiện những cây tre bị đục lỗ và bên trong xuất hiện một lớp màng trắng bảo vệ những con sâu bên trong, người Thái đã khai thác nguyên liệu này để chế biến thành món đặc sản. Mỗi lỗ đục như vậy chứa khoảng từ 500 gram đến 1 kg những con sâu trắng muốt.

Nếu Bến Tre nổi tiếng con sâu – gọi là đuông dừa, thì Tây Bắc chắc phải nhắc đến những con sâu tre trắng muốt này.

Sâu tre rất giàu chất đạm và được chấm cùng với nước măng chua. Ngoài ra, sâu tre còn được chế biến bằng cách hấp, cách chao trên chảo dầu nóng, hoặc rang với ít lá chanh trông rất hấp dẫn.

Muồm muỗm

Nghe cái tên thật lạ! Muồm muỗm có tên gọi khác là vạc sành, và thoạt đầu nhìn trông giống như con châu chấu nhưng nó cùng loài cận chủng so với loài dế nhiều hơn.

Ở Tây Bắc, vào đầu mùa hè, muồm muỗm xuất hiện rất nhiều. Do đó, người ta khai thác và chế biến thành nhiều món ngon từ con muồm muỗm này. Trước khi chế biến, người ta sơ chế muồm muỗm bằng cách vặt cánh, loại bỏ chân và đem đi rửa sạch, để ráo.

Nổi tiếng, phải kể đến món muồm muỗm om với nước măng chua (hoặc nước giấm gạo). Nấu món này cần sử dụng lửa liu riu trên bếp. Khi gần cạn nước thì cho một ít dầu ăn (hay mỡ động vật) vào rồi xào trên ngọn lửa to.

Khi nghe tiếng nổ lách tách báo hiệu muồm muỗm chín giòn, bạn tranh thủ cho thêm một ít gia vị như nước mắm, mì chín, ớt lát tươi, và lá chanh thái nhỏ, rồi đảo đều trước khi cho ra dĩa.

Muồm muỗm lúc chín có màu vàng sậm và mùi thơm ngậy, kích thích vị giác vô cùng.

Những món trên đây dù được chế biến ngon và hấp dẫn thế nào thì đối với nhiều người cũng không dám ăn. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhận định rằng: khi nói về văn hóa ẩm thực Tây Bắc, thì không bao giờ gọi là nhàm chán đối với những ai yêu thích ẩm thực vùng miền.

Facebook