Ngày đăng: 05:06 PM 14/03/2019 - Lượt xem: 736
Hiện tại, sâm dây được người dân trồng nhiều hơn là mọc tự nhiên. Cách đây khoảng hơn chục năm, cây sâm dây ra hoa nở tím rộ trên cả một vùng trời – nhất là trên triền đồi và lưng núi. Lúc ấy, sâm dây mọc hoang dại rất nhiều vì ít được ai chú ý đến.
Mãi cho đến khi người dân địa phương phát hiện đặc điểm cây sâm này khá lạ nên mang về nấu nước và ngâm rượu thử. Kết quả sau khi dùng thử thấy người khỏe hẳn ra, nhất là giúp làn da trở nên hồng hào hơn. Lúc đó sâm dây trở nên nổi tiếng trong vùng Kon Tum, rồi lan sang mấy địa phương khác, dần dần chúng bị khai thác và không còn kịp mọc tự nhiên nữa.
Sâm dây có tên gọi khác là Đảng sâm và thuộc loại cây thân thảo sống nhiều năm, không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn phổ biến trên thế giới. Tên gọi khoa học là Codonopsis pilosula và ở mỗi nơi trên thế giới thì sâm dây có tên gọi khác nhau như:
Sâm dây Kon Tum có vị ngọt và thơm mùi đặc trưng, ngâm rượu là hết sẩy. Ngoài ra, sâm dây Kon Tum được phát triển tốt, bởi đây là loại cây ưa ẩm, ưa sáng và thường mọc nhiều ở nơi có đất tốt, có nhiều mùn, thậm chí là trong các chỗ trống và ven các rừng thứ sinh và nương rẫy.
Nếu sâm dây được mọc tự nhiên trên dãy núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) hay được trồng ở đây thì chất lượng vô cùng tốt. Dù sao dãy núi Ngọc Linh cũng là nơi tập trung nhiều tinh hoa của đất trời khi trở thành dãy núi cao nhất Trường Sơn. Không những thế, người ta cũng khám phá rất nhiều loại thảo mộc và dược liệu quý hiếm cả nước, cả thế giới trên dãy núi Ngọc Linh này.
Ngoài ra, theo thông tin của một số kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: cây Đảng sâm có thể nhân giống thông qua con đường nuôi cấy mô tế bào thực vật và gieo trồng từ nguồn hạt tự nhiên. Đây là điều đáng mừng để chúng ta tiếp tục dùng sâm dây chất lượng hoàn hảo.
Có thể nói: sâm Ngọc Linh không chỉ là loại sâm tốt cho sức khỏe mà còn trở thành dược liệu quý từ năm 1996 khi được đưa vào sách đỏ Việt Nam.